Ngày 22/8, TS Hồ Xuân Quang - Trưởng khoa lý luận - chính trị - hành chính Trường ĐH Quy Nhơn - cho biết ông Lê Văn Lợi, trưởng một bộ môn của khoa vừa bị phụ huynh nữ sinh viên tên L.T.N, khóa 35 của trường, tố cáo gạ tình để xóa biên bản vi phạm trong lúc thi học kỳ II năm học 2013-2014.
Thông tin ban đầu, ngày 17/6, lớp N. thi học kỳ II, ông Lê Văn Lợi làm giám thị. Phát hiện N. mang theo tài liệu, ông Lợi tiến hành lập biên bản và yêu cầu N. ký vào. Tuy nhiên, do quá sợ nên N. bỏ ra khỏi phòng thi, không ký biên bản. Sau khi hết giờ thi, đợi các bạn ra về hết, N. quay vào phòng xin bỏ qua việc lập biên bản nhưng ông Lợi kiên quyết không đồng ý.
![]() |
Trường ĐH Quy Nhơn |
Khoảng một tuần sau, ngày 24/6, N. nhận được gần chục cuộc điện thoại di động từ số máy lạ, xưng là thầy Lợi và cho biết mình là người lập biên bản N. vi phạm. Sau khi xưng danh xong, người này gạ gẫm N. đến khách sạn Thiên Ân (TP Quy Nhơn) “thể hiện tình cảm” mới cho qua môn thi. N. liền từ chối, hẹn ra quán cà phê nói chuyện thì người xưng thầy Lợi không chấp nhận, khăng khăng đòi N. đến khách sạn. Hoảng sợ, N. không dám nghe máy nữa thì số điện thoại trên nhắn tin tới với nội dung tiếp tục rủ rê N. “quan hệ tình cảm”. Bức xúc, ngày 14/8, gia đình N. đến trường gặp trực tiếp lãnh đạo khoa tố cáo việc ông Lê Văn Lợi thường xuyên gọi điện thoại, nhắn tin cho N. gạ tình. Gia đình N. khẳng định, người gọi điện thoại, nhắn tin gạ tình N. chính là ông Lợi.
Theo TS Hồ Xuân Quang, sau khi phía gia đình em N. tố cáo, lãnh đạo khoa đã yêu cầu ông Lợi tường trình vụ việc. Theo đó, ông Lợi phủ nhận nội dung tố cáo, cho rằng mình không có hành vi gạ tình em N. Khi chúng tôi chất vấn vì sao sự việc xảy ra đã lâu nhưng đến giờ trường vẫn chưa xử lý, TS Quang giải thích: “Mới sáng nay (22/8), thầy Nguyễn Đình Hiền - Phó Hiệu trưởng nhà trường - trực tiếp chỉ đạo tổ công tác khẩn trương tiến hành xác minh, xử lý nội dung tố cáo của phụ huynh em N. Kết quả thế nào, chúng tôi sẽ sớm trả lời cho sinh viên và gia đình của họ”. Để rộng đường dư luận, chúng tôi nhiều lần gọi điện thoại vào số máy ông Lê Văn Lợi nhưng ông không nghe máy.
Theo A.Tú/ Người Lao động
" alt=""/>Một trưởng bộ môn ĐH Quy Nhơn bị tố 'gạ tình'Với tốc độ được cho là gấp hơn trăm lần tốc độ cực đại của 5G, 6G có thể là chìa khoá đưa những ý tưởng trước đây chỉ nằm ở mục khoa học viễn tưởng vào đời sống hàng ngày của con người, từ chiếu phát hình ảnh ba chiều theo thời gian thực, taxi bay hay bộ não và cơ thể con người được kết nối Internet.
Và cuộc đua về công nghệ này đang ngày càng nóng dần, đặc biệt giữa hai quốc gia đang dẫn đầu công nghệ thế giới hiện nay, Mỹ và Trung Quốc.
“Nỗ lực này quan trọng tới mức có thể coi nó là "cuộc chạy đua vũ trang" ở một mức độ nào đó”, Peter Vetter, trưởng bộ phận thiết bị tại Bell Labs, chi nhánh của Nokia Oyj, cho biết. “Các quốc gia sẽ cần đội ngũ nhà nghiên cứu đông đảo để duy trì tính cạnh tranh”.
Dù các công ty công nghệ Trung Quốc đã gặp nhiều khó khăn với sự giám sát chặt chẽ cả ở trong nước và quốc tế, Mỹ đã không thể cản được Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu về công nghệ 5G.
Công nghệ 6G tiên tiến sẽ là giải pháp để Mỹ có thể giành lại lợi thế trong cuộc đua sáng tạo này.
“Câu chuyện của 5G sẽ không lặp lại tại khu vực Bắc Mỹ lần nữa. Cuộc đua dẫn đầu 6G sẽ trở nên khốc liệt hơn rất nhiều”, Vikrant Gandhi, Giám đốc thương mại cấp cao về ứng dụng khoa học công nghệ và truyền thông tại Frost&Sullivan, công ty tư vấn tại Mỹ, khẳng định.
Rõ ràng, công nghệ 6Gđã là một trong những trọng tâm đối với cả Mỹ và Trung Quốc. Cựu Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố “cần tập trung phát triển 6G càng nhanh càng tốt”.
Tại Bắc Mỹ, một liên minh đã được thành lập nhằm thúc đẩy sự dẫn đầu của khu vực trong công nghệ không dây thế hệ thứ 6, bao gồm các gã khổng lồ công nghệ như Apple, AT&T, Qualcomm, Google và Samsung.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng không giấu diếm ý định phát triển công nghệ 6G để góp phần hiện đại hoá lực lượng quân đội. Tờ Tin tức Quốc phòng Trung Quốc (CNDN) khẳng định 6G có thế mạnh công nghệ khác biệt và tiềm năng ứng dụng trong quân sự phong phú hơn so với công nghệ 5G.
Lợi thế về tốc độ truyền tải dữ liệu, độ trễ thấp và băng thông lớn là các yếu tố hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động quân sự như thu thập thông tin tình báo, trực quan hoá hoạt động tác chiến và hỗ trợ hậu cần chính xác dựa trên thông tin tức thời và cụ thể về vị trí cũng như thiết bị đóng quân.
“Dựa trên mạng lưới 6G, các tướng lĩnh có thể nhanh chóng đưa ra quyết định chính xác với hệ thống giám sát và điều khiển liên tục phân tích và thu thập lượng lớn thông tin từ chiến trường”, trích bài báo được đăng tải trên CNDN.
Vinh Ngô(Tổng hợp)
Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ di động thế hệ thứ 6 (6G).
" alt=""/>Công nghệ 5G chưa phổ cập, MỹCó giao diện kết hợp 1 số tính năng ứng dụng tiên tiến, đáp ứng nhu cầu của chiến lược Chính phủ điện tử trong thời kỳ mới, trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công an là kênh thông tin pháp luật chính thống, công khai để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khai thác toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác công an.
Tại website này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân còn có thể tham gia ý kiến, đóng góp vào các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công an chủ trì xây dựng; từ đó góp phần hoàn thiện, xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp thực tiễn, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đảm bảo an ninh, trật tự.
Bộ Công an cũng cho biết, website bocongan.gov.vn/pbgdpl.html sẽ cung cấp thông tin kịp thời các hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công an trong việc ban hành các văn bản mới, quán triệt triển khai và thực thi pháp luật; thông tin về việc xây dựng các dự án Luật, Pháp lệnh liên quan công tác công an; các hoạt động hợp tác quốc tế trong thực thi pháp luật của Bộ Công an; các hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn về công tác phổ biến giáo dục pháp luật, công tác cải cách hành chính của Bộ Công an và Công an các đơn vị, địa phương.
Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể tương tác với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an để hỏi đáp về các quy định pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an.
Tháng 4/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp, ứng yêu cầu phát triển của xã hội góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Một trong những mục tiêu cụ thể của Đề án này là 100% bộ, ngành, đoàn thể, địa phương xây dựng, hoàn chỉnh Cổng hoặc trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật hiện có để cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin về pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao... " alt=""/>Người dân có thể hỏi đáp về quy định ngành Công an qua website bocongan.gov.vn/pbgdpl.html